Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng điện máy? Câu hỏi được đặt ra nhiều, hôm nay Vishop sẽ đi tìm câu trả lời giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé.

Mở cửa hàng điện máy

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, ngành điện máy cũng theo đó mà phát triển lên. Chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao. Nhu cầu sử dụng điện máy cũng tăng lên theo. Điều đó khiến cho các cửa hàng điện máy “mọc lên như nấm sau mưa”.

Bạn cũng muốn mở cửa hàng điện máy nhưng lại không biết đầu tư với số vốn bao nhiêu. Trước khi bắt tay vào hành động, bạn cần phải lên kế hoạch dự trù nguồn vốn cho mình. Chia số vốn đó thành 2 phần: giai đoạn mở cửa hàng và giai đoạn duy trì cửa hàng.

Giai đoạn mở cửa hàng điện máy:

Vốn nhập hàng:

mở cửa hàng điện máyVốn nhập hàng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong ngân sách của bạn, vì vậy bạn cần có sự phân bổ cho số vốn của mình hợp lý nhất.

Nhập hàng với số vốn khảng 200-300 triệu, cũng đủ cho bạn có được mặt hàng đầy đủ. Số lượng chưa cần nhiều nhưng phải đa dạng về chủng loại và mẫu mã hàng.

 Mặt bằng kinh doanh:

Chí phí thuê mặt bằng cũng chiếm khá nhiều vốn của bạn. Nhất là khi bạn lựa chọn vị trí kinh doanh đẹp, có mặt bằng rộng, mặt tiền rộng thoáng. Tùy theo khu vực mà bạn muốn kinh doanh, giá cả của cửa hàng sẽ có sự dao động khác nhau.

Trung bình giá thuê mặt bằng cho cửa hàng điện máy rộng 50m2 sẽ có giá khoảng 40-50 triệu/tháng. Và bạn sẽ mất một khoản tiền đặt cọc thuê mặt bằng theo quý hoặc nửa năm một. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một khoản tiền lớn để thanh toán cho tiền thuê địa điểm đó.

Trang bị vật chất, cơ sở:

Mở cửa hàng điện máyTrước tiên bạn phải kể đến là các vật dụng dùng để trưng bày sản phẩm. Sử dụng các kệ, quầy để trưng điện máy. Nếu bạn có vốn eo hẹp, bạn có thể tiết kiệm một khoản khi tái sử dụng các quầy kệ cũ để trưng bày.

lắp hệ thống camera đặt ở những vị trí quan trọng trong cửa hàng của bạn. Điều này giúp bạn tránh được nhiều rắc rối trong quá trình kinh doanh.

Ứng dụng phần mềm bán hàng giúp bạn kinh doanh được thuận lợi hơn. Đây là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ đạt hiệu quả. Không chỉ có quản lý kho hàng chặt chẽ mà còn giúp bạn quản lý kho hiệu quả.

Với đặc tính của điện máy là giá trị cao và bán phụ thuộc vào thời vụ trong năm. Do đó, kiểm kê kho là khâu quan trọng được diễn ra thường xuyên hơn. Kiểm soát số lượng hàng còn tồn trong kho, nhanh chóng đưa ra chính sách kích cầu trước khi sang thời vụ mới.

Chi phí dành cho việc sắm các trang thiết bị thiết yếu cho cửa hàng sẽ rơi vào khoảng 20-30 triệu.

Giai đoạn cần vốn duy trì:

Đây là giai đoạn về sau khi bạn đã mở cửa hàng điện máy. Số vốn duy trì chủ yếu là vốn lưu động. Để nhập hàng trong các thời vụ mới trước khi bạn thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu.

Với số vốn này giúp bạn quay vòng vốn nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn cần lường trước rằng cửa hàng mình sẽ không có khách nhiều và thu hồi vốn trong thời gian ngắn. Việc này có thể kéo dài từ nửa năm tới 1 năm. Do đó, cần dự trữ cho mình một khoản tiền để duy trì cho các hoạt động thiết yếu của cửa hàng.

Đến đây, bạn có thể trả lời “Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng điện máy?” rồi nhé. Với số vốn khoảng 500 triệu là bạn đã có thể tự mình đứng ra kinh doanh và duy trì hoạt động của cửa hàng.