Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả cũng là một phương pháp cần rèn luyện. Dù bạn đứng ở cương vị nào nhưng chỉ cần bạn có cấp dưới thì bạn cũng cần phải có biện pháp.

quản lý nhân viênTrên phương diện là một nhà quản lý, bạn cần làm gì để vừa đạt hiệu quả công việc lại không mất lòng nhân viên. Nghe tưởng chừng là dễ nhưng khi thực sự đã là một người lãnh đạo. Bạn lại không thể thân thiết với nhân viên cấp dưới của mình. Nhiều tình trạng còn khiến bạn mang tiếng là người sếp khó tính và hắc dịch.

Đội ngũ nhân viên là tài nguyên của công ty, bạn phải lãnh đạo thế nào để cấp dưới mình dười sợ là vừa phục. Lãnh đạo không phải chỉ có uy mà còn phải để nhân viên kính phục đó mới là nghệ thuật quản lý nhân viên. Trong công việc, để hoàn thành tốt công việc cần có sự đồng lòng giữa nhân viên cũng như lãnh đạo. Doanh nghiệp có phát triển hay không đều phụ thuộc vào tài quản lý nhân viên của bạn đấy.

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới

Trước khi bạn được làm cấp trên, bạn cũng đã từng là người cấp dưới. Bạn đã từng bất mãn với cấp trên của mình chưa. Bạn thấy họ chưa được ở chỗ nào. Hãy lấy đó để chỉnh sửa cho bản thân mình.

Hòa hợp, thân thiện với nhân viên:

quản lý nhân viênVới vai trò là quản lý nhân viên, chức trách bạn được giao nặng hơn những người khác. Không những phải hoàn thành công việc suất sắc mà còn phải điều tiết mối quan hệ cá nhân với mọi người. Thật khó để làm chu toàn khi môi trường làm việc có nhiều sự cạnh tranh.

Điều bạn nên làm trong mối quan hệ đó là nên hướng tới sự cởi mở. Tạo không gian làm việc thoải mái, thân thiện với mỗi người. Cùng hòa chung vào môi trường làm việc với họ, xóa bỏ rào cản phân quyền. Đôi khi bạn cũng nên tổ chức những buổi nói chuyện hay party giữa mọi người. Để tăng thêm sự hòa hợp giữa các cá thể với nhau.

Giúp đỡ các khó khăn trong công việc mà họ gặp phải:

Là một người quản lý nhân viên, bạn có nghĩa vụ phải trợ giúp các cấp dưới khi họ gặp khó khăn. Tại sao, bạn lại không lợi dụng việc này để tăng thêm tình hữu nghị với mọi người.

Hãy thăm hỏi công việc mà mỗi nhân viên đang làm. Hãy cùng họ tìm ra các vướng mắc để giải quyết. Như vậy, hiệu quả công việc vừa được nâng cao mà tình cảm giữa bạn và nhân viên cấp dưới được thăng thêm từng bậc.

Giữ bình tĩnh trước mặt cấp dưới:

Đây là khả năng giữ bình tĩnh hay kiềm chế được bản thân. Bạn không thể vô lý khi coi nhân viên cấp dưới là bao cát để trút giận được. Trong mọi tình huống, hãy luôn giữ thái độ ôn hòa nhất với nhân  viên.

Việc này ảnh hưởng tới tâm lý của cả ngày làm việc của họ. Đương nhiên, chất lượng công việc sẽ không tốt. Và khi xảy ra mối quan hệ cấp trên – cấp dưới rất khó trở lại như xưa.

Thưởng phạt phân minh:

quản lý nhân viênBạn phải cực kỳ sáng suốt trong vấn đề thưởng phạt. Mặc dù, bạn thân thiện quan tâm tới nhân viên nhưng bạn cũng cần phải giữ cho mình cán cân phân minh.

Việc đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của bạn đấy. Trong công việc, thưởng phạt – khen ngợi là 2 yếu tố để cho nhân viên có động lực cố gắng phấn đâu. Bạn không công bằng sẽ dẫn tới bất hòa xung đột giữa các cá thể và chính bạn cũng bị liên lụy.

Vì vậy, ai đáng thưởng thì phải khen thưởng xứng đáng. Ai đáng phạt thì phải phê bình nghiêm túc. Công minh trong vấn đề này để mọi người không chỉ kính mà còn phục với cách ứng xử của mình.

Trao đổi riêng với từng người khi họ mắc lỗi:

Hãy luôn tôn trọng mỗi nhân viên kể cả khi họ làm sai. Bạn hãy gọi họ đến nói chuyện riêng đó là cách để bạn giữ thể diện cho họ. Đừng để họ mất mặt trước người khác, họ sẽ rất cảm ơn bạn vì điều đó đây. Vì vậy, dù có bị trách phạt thì họ vẫn luôn giữa mối quan hệ hài hòa với cấp trên của mình.

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới là nghệ thuật mà ít ai học và làm được. Bởi nó liên quan nhiều đến tính cách của mỗi người. Tuy nhiên, không gì là không thể. Bạn hãy đặt mình vào trong vị thế của mỗi nhân viên để hành sử và lãnh đạo mọi người. Như vậy, bạn sẽ điều tiết được không khí nơi làm việc cũng như mối quan hệ giữa mọi người.